ITK35Zone
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
ITK35Zone


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn ITK35Zone - Lớp CNTT K35 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Hiện diễn đàn đang bị lỗi kĩ thuật, mong mọi người thông cảm. BQT sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian sớm nhất...

Share | 

 

 Danh sách tham dự cuộc thi cờ vua cờ tướng cấp khoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Danh sách tham dự cuộc thi cờ vua cờ tướng cấp khoa EmptyTue Mar 30, 2010 1:22 pm

hecator
Userhecator Người này hiện đang:
Level: Thành Viên Danh Dự
Danh vọng:513


Thành Viên Danh Dự

hecator

Thành Viên Danh Dự

Giới tính : Nam
Join : 07/11/2009
Bài gửi : 513

Thú cưng
.:

Bài gửiTiêu đề: Danh sách tham dự cuộc thi cờ vua cờ tướng cấp khoa

 
CỜ TƯỚNG :
NAM : VĂN HOÀNG
NỮ :THỊ LÊ
CỜ VUA:
NỮ: TUYẾT NHUNG
NAM: SẼ BỔ SUNG SAU.

THỜI GIAN THI ĐẤU Đúng 7h00 ngày 04/04/2010.
- Tại phòng D107 và D101 KTX trường ĐH Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh

Danh sách này sẽ gửi lên khoa, nếu bạn có việc riêng vào ngày thi đấu thì báo lại với mình để mình có thời gian điều chỉnh kịp thời.

Mình sẽ phổ biến luật thi đấu vào 2 ngày thứ ba và thứ tư vui lòng các bạn đi học đầy đủ.



Danh sách tham dự cuộc thi cờ vua cờ tướng cấp khoa EmptyWed Mar 31, 2010 11:44 am

Regulus™
UserRegulus™ Người này hiện đang:
Level: Tổng điều hành
Danh vọng:758


Tổng điều hành

Regulus™

Tổng điều hành

http://itk35.tk
Giới tính : Nam
Đến từ : ...
Join : 06/11/2009
Bài gửi : 758
HUMOR : Nghe nhạc.. Computer

Thú cưng
.:

Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sách tham dự cuộc thi cờ vua cờ tướng cấp khoa

 
Luật chơi: Xem bên dưới hoặc download tập tin đính kèm






I – Luật cờ vua(Luật FIDE)





1. Những nước đi đặc biệt của chốt (tốt):
- Ở nước đi đầu tiên của mình, chốt có thể tiến 1 hoặc 2 ô về phía trước.
- Nước ăn chốt qua đường: khi Tốt đối phương từ vị trí ban đầu
tiến hai ô vượt qua ô cờ đang bị Tốt bên có lượt đi
kiểm soát, thì Tốt bên có lượt đi có thể bắt Tốt đối phương vừa đi hai ô như
khi Tốt đó thực hiện nước đi một ô. Nước bắt này chỉ có thể thực hiện ngay sau
nước tiến Tốt hai ô và được gọi là “bắt Tốt qua đường”.


- Phong cấp: khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó
phải được đổi thành Hậu, hoặc Xe, hoặc Tượng, hoặc Mã cùng màu, ngay trong nước
đi này. Sự lựa chọn để đổi quân của đấu thủ không phụ thuộc vào các quân đã bị
bắt trước đó. Sự đổi Tốt thành một quân khác được gọi là “phong cấp” cho Tốt và
quân mới có hiệu lực ngay.


2. Nước nhập thành:
Vua di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu
sang phía Xe tham gia nhập thành, tiếp theo Xe nói trên di chuyển nhảy qua Vua tới ô cờ quân Vua vừa đi qua.
[1]. Không được phép nhập thành:
(a). Nếu Vua đã di chuyển rồi, hoặc
(b). Nếu Xe phía nhập thành đã di chuyển rồi.
[2]. Tạm thời chưa được nhập thành:
(a). Nếu ô Vua đang đứng, ô Vua
phải đi qua hoặc ô Vua định tới đang bị một hay
nhiều quân của đối phương tấn công.
(b). Nếu giữa Vua và quân Xe định nhập thành có
quân khác đang đứng.
(c). Quân Vua được coi là “bị chiếu” nếu như nó bị
một hay nhiều quân của đối phương tấn công, thậm chí cả khi những quân này
không thể tự di chuyển. Việc thông báo nước chiếu Vua
là không bắt buộc.


3. Thực hiện nước đi:
[1] Các nước đi phải được thực hiện chỉ bằng một tay.
[2] Đấu thủ có lượt đi có thể sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng, với
điều kiện phải thông báo trước ý định của mình (chẳng hạn bằng cách nói “tôi
sửa quân”)
[3] Ngoài trường hợp được quy định ở điều [2], nếu đấu thủ có lượt đi cố ý chạm
vào:
(a). Một hay nhiều quân của mình đấu thủ phải di chuyển quân bị chạm đầu tiên
nếu quân đó có thể di chuyển được.
(b). Một hay nhiều quân của đối phương, đối thủ phải bắt quân bị chạm đầu tiên
nếu quân đó có thể bắt được.
(c). Các quân khác màu, đấu thủ chạm quân phải bắt quân của đối phương bằng
quân của mình, hoặc nếu điều đó không đúng luật
thì phải đi hoặc bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể đi được hoặc bắt
được. Nếu không thể xác định được quân nào bị chạm đầu tiên, thì quân của đấu
thủ đó bị coi là chạm trước quân của đối phương.
[4] (a). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Vua và Xe
của mình, thì phải nhập thành về phía Xe đó nếu nước nhập thành hợp lệ.
(b). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Xe trước và sau đó là Vua
của mình, đấu thủ đó không được phép nhập thành tại nước đi này và tình huống
sẽ được giải quyết theo điều [3a].
(c). Nếu một đấu thủ có ý định nhập thành mà chạm vào Vua,
hoặc chạm Vua và Xe cùng một lúc nhưng nhập thành
về phía này không hợp lệ đấu thủ phải thực hiện một nước đi khác đúng luật bằng quân Vua của mình
bao gồm cả nước nhập thành về phía khác. Nếu Vua
cũng không có nước đi hợp lệ, thì đấu thủ được phép thực hiện một nước đi khác
hợp lệ. (và tính 1 lỗi kỹ thuật)
[5]Nếu không một quân nào trong số các quân đã chạm có thể di chuyển được, hoặc
bắt quân được, thì đấu thủ có thể thực hiện một nước đi bất kỳ khác hợp lệ. (và
tính 1 lỗi kỹ thuật)
[6] Đấu thủ mất quyền khiếu nại các vi phạm luật
này của đối phương nếu đã cố tình chạm tay vào quân cờ.
[7] Khi một quân đã được buông tay đặt trên ô cờ
như một nước đi hợp lệ hoặc một phần của nước đi hợp lệ thì sau đó quân cờ này không thể được di chuyển tới một ô cờ khác.
4. Hoàn thành ván cờ:
[1]


(a). Đấu thủ chiếu hết Vua đối
phương bằng một nước đi hợp lệ – thắng ván cờ. Ván
cờ ngay lập tức kết thúc.
(b). Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố
xin thua. Ván cờ kết thúc ngay lúc đó.
[2]


(a). Ván cờ hoà khi đấu thủ có
lượt đi không có nước đi hợp lệ nào và Vua của đấu
thủ đó không bị chiếu. Ván cờ được gọi là kết thúc
ở thế “hết nước đi”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc
với điều kiện nước dẫn tới thế “hết nước đi” (Pát) là nước đi hợp lệ.
(b). Ván cờ hoà khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu hết Vua của đối phương bằng các nước đi hợp lệ. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “không có khả năng đánh
thắng”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc, với điều
kiện nước dẫn tới thế cờ này là nước đi hợp lệ.
(c). Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ
trong quá trình ván đấu. Ván cờ kết thúc ngay lúc
đó. (Xem phần 5).
(d). Ván cờ có thể hoà nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba lần trên
bàn cờ. (Xem phần 5).
(e). Ván cờ có thể hoà nếu trong 50 nước đi cuối
cùng liên tiếp nhau các đấu thủ đã không thực hiện bất kỳ sự di chuyển Tốt nào
và không có nước bắt quân nào. (Xem phần
5. Ván cờ hòa:
[1] Một đấu thủ tới lượt đi của mình đề nghị hòa và đấu thủ kia chấp
nhận. Ván cờ được xử hòa ngay lập tức. (2 đấu thủ
không được rút lại lời đề nghị và lời chấp nhận hòa)
[2] Ván cờ được xử hoà theo đề nghị của đấu thủ có
lượt đi nếu như xuất hiện một thế cờ lặp lại ba
lần (không nhất thiết phải có sự lặp lại liên tiếp):
(a). Thế cờ sắp xuất hiện 3 lần. Ðầu tiên đấu thủ
ghi nước đi dẫn đến thế lặp lại 3 lần của mình vào biên bản và thông báo cho
trọng tài biết ý định thực hiện nước đi đó của mình hoặc,
(b). Thế cờ đã xuất hiện 3 lần và đấu thủ đề nghị
hoà có lượt đi.
Các thế cờ ở mục (a) và (b) được coi là lặp lại
nếu chính đấu thủ đề nghị hoà có lượt đi, các quân cùng tên, cùng màu ở đúng vị
trí cũ và khả năng di chuyển của tất cả các quân của hai đấu thủ không thay
đổi.
[3] Ván cờ hoà căn cứ vào đề nghị của đấu thủ có
lượt đi, nếu (a) đấu thủ ghi các nước đi vào biên bản của mình và thông báo cho
trọng tài biết dự định sẽ thực hiện nước đi dẫn đến kết quả là trong 50 nước đi
cuối cùng do hai đấu thủ thực hiện không có sự di chuyển của bất cứ Tốt nào và
không có sự bắt bất cứ quân nào, hoặc,
(b). Trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau đã được hai đấu thủ thực hiện
không xẩy ra sự di chuyển của bất cứ Tốt nào và không có sự bắt bất cứ quân
nào.
[4] Ván cờ hoà khi thế cờ
đạt tới không thể chiếu hết bằng hàng loạt nước đi hợp lệ có thể kể cả những
nước đi yếu nhất của đối phương. Ván cờ ngay lập
tức kết thúc.
6. Vấn đề lỗi
kỹ thuật:

[1] Lỗi kỹ thuật trong ván cờ bao gồm:
(a) Đi quân sai luật (không đúng cách đi của
quân).
(b) Chạm quân đối phương nhưng không có quân nào của mình bắt được quân đó theo
đúng luật.
(c) Đặt vua vào thế bị chiếu (bao gồm cả nhập
thành sai luật).
[2] Nếu phạm 3 lỗi kỹ thuật sẽ bị xử thua ván cờ.


7. Vấn đề tính điểm các quân
cờ và một số vấn đề liên quan khác:
(do thời gian có hạn nên sau 1
thời gian nhất định sẽ tính điểm để xử thắng thua)


[1]Nếu sau 5’ kỳ thủ A không thực hiện 1 nước đi thì kỳ thủ
B sẽ mời trọng tài. Khi trọng tài lại kỳ thủ A được 5’ suy nghĩ nữa, nếu vẫn
không đi sẽ bị xử 1 lỗi kỹ thuật. Sau 10’ kể từ khi trọng tài lại nếu kỳ thủ A
vẫn không đi sẽ bị xử thua.


[2]Đến hết thời gian quy định của BTC sẽ tính điểm như sau:


Hậu: 9đ Xe:5đ Tượng: 3đ Mã: 3đ Tốt: 1đ


[3]Các kỳ thủ phải sử dụng tay phải cầm quân cờ khi thi đấu.
Tuyệt đối không dùng tay trái khi thi đấu trừ nước nhập thành.








II – Luật cờ tướng


(ở đây BTC chỉ áp dụng luật
cơ bản)





A –
Quân cờ được di chuyển theo luật sau:


  1. Tướng: Đi từng
    ô một, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn luôn phải ở trong phạm vi cung và
    không được ra ngoài. "Cung" tức là hình vuông 3x3 được đánh dấu
    bởi lằng chéo hình chử X.
  2. Sĩ: Đi xéo 1 ô
    mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như con Tướng.
  3. Tượng: Đi chéo
    2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước đi. Tượng chỉ được phép ở một bên của
    bàn cờ, không được di chuyển sang nữa bàn cờ của đối phương. Nước đi của
    tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
  4. Xe: Đi ngang
    hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến
    điểm đến.
  5. Mã: Đi ngang 2
    ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi. Nếu có quân nằm
    ngay bên cạnh mã và cản đường ngang 2 (hay đường dọc 2), mã bị cản không
    được đi đường đó.
  6. Pháo: Đi ngang
    và dọc giống như xe. Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân, pháo phải
    nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ chổ
    đi đến chổ đến phải không có quân cản.
  7. Tốt: Đi một ô
    mỗi nước. Nếu tốt chưa vượt qua sông, nó chỉ có thể đi thẳng tiến. Khi đã vượt
    sông rồi, tốt có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.
  8. Ăn quân: Khi
    quân di chuyển đến 1 vị trí giử bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn
    và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
  9. Chống tướng:
    Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân
    cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không
    hợp lệ.
  10. An toàn của tướng:
    Sau 1 nước đi, tướng của phe đi không được để quân đối phương ăn ngay
    trong nước tiếp. Những nước để tướng không an toàn là không hợp lệ.



B –
Vấn đề tính điểm các quân cờ và một số
vấn đề liên quan khác:



(do thời gian có hạn nên sau 1 thời gian nhất định sẽ tính
điểm để xử thắng thua)


[1]Nếu sau 5’ kỳ thủ A không thực hiện 1 nước đi thì kỳ thủ
B sẽ mời trọng tài. Khi trọng tài lại kỳ thủ A được 5’ suy nghĩ nữa, nếu vẫn
không đi sẽ bị xử 1 lỗi kỹ thuật. Sau 10’ kể từ khi trọng tài lại nếu kỳ thủ A
vẫn không đi sẽ bị xử thua.


[2]Đến hết thời gian quy định của BTC sẽ tính điểm như sau:


Xe:10đ Pháo: 6đ Mã:4đ
Tượng: 2đ Sĩ: 2đ Tốt:1đ


[3]
cho phép 1 bên chiếu hoặc đuổi 6
nước liên tục với 1 quân, 12 nước liên tục với 2 quân, và 18 nước liên tục với
3 quân.


[4]Các kỳ thủ phải sử dụng tay phải cầm quân cờ khi thi đấu.
Tuyệt đối không dùng tay trái khi thi đấu.





Đề nghị các đồng chí bí thư phổ
biến thật rõ luật cho các kỳ thủ để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.






Chú ý: Sau khi trận đấu bắt đầu 10 phút mà kỳ thủ nào không có mặt để thi đấu
thì kỳ thủ đó sẽ bị xử thua ở trận đấu đó.






TM.Ban tổ chức


Trưởng ban


 

Danh sách tham dự cuộc thi cờ vua cờ tướng cấp khoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ITK35Zone :: Thông Báo Dành Cho Các Member Lớp CNTT-K35 ĐHSP TP.HCM :: Thông Báo Chung Của Lớp-
 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất